Gà bị thâm mào là bệnh gì và có cần quan tâm đến hay không? Đây chính là thắc mắc của nhiều người chơi gà chọi hiện nay. Nếu bạn đang nuôi chiến kê và không biết xử lý sao với tình trạng này, vậy thì đừng bỏ qua bài viết này của SVW388 nhé.
Giải đáp: Gà bị thâm mào là bệnh gì?
Câu hỏi “gà bị thâm mào là bệnh gì?” vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người chơi chọi gà. Có rất nhiều căn bệnh ở gia cầm, cụ thể là gà chọi biểu hiện bằng dấu hiệu mào bị thâm. Vậy đó là những bệnh gì? Nguyên nhân và biểu hiện của chúng ra sao?
Gà mắc bệnh cúm gia cầm
Khi gà mắc bệnh này, chúng sẽ có các biểu hiện như: mào gà bị thâm, da bắt đầu xuất hiện những vết bầm, chân đi không vững, co giật, sốt cao, ủ rũ, tiêu chảy,… Biểu hiện của bệnh này nặng và rõ ràng hơn khi trong chuồng gà có vài con tử vong.
Nguyên nhân gây ra bệnh ở gà là do virus cúm gia cầm. Nhóm virus này có động lực cao với khả năng gây tử vong là 100%. Chỉ cần trong bầy có một con mắc virus thì cả đàn sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này và không có cách điều trị cụ thể.
Gà bị bệnh đầu đen do nhiễm ký sinh trùng
Gà đầu đen là căn bệnh thường thấy gây ra tình trạng mào gà bị thâm. Những dấu hiệu khác của bệnh gồm: gà xù lông và trong trạng thái lờ đờ, tiêu chảy với phân màu vàng trắng hoặc vàng xanh, sốt cao ở mức 43 độ,… Nếu bệnh nặng, gà sẽ bỏ ăn và vùng da ở đầu dần chuyển sang màu đen xám.
Nguyên nhân bệnh đầu đen ở gà là do ký sinh trùng gây nên. Loại này thường chung sống trên biểu bì da giun đất mà giun là thức ăn ưa thích của gà chọi. Nếu không may gà ăn phải giun nhiễm ký sinh trùng thì chắc chắn sẽ mắc đầu đen. Điều này cũng dễ lý giải cho hiện trạng gà nuôi thả thường dễ bị bệnh hơn.
Gà bị thâm mào do bệnh tụ huyết trùng
Thâm mào là biểu hiện rõ rệt nhất của chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà. Nếu thấy các dấu hiệu sau, bạn nên kiểm tra đàn gà chọi của mình để giảm thiểu thiệt hại.
- Gà không muốn di chuyển, sụi cánh.
- Gà bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy và miệng bắt đầu chảy dịch.
- Gà khò khè, khó thở, chảy nước mắt thường xuyên.
- Gà chết đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Mào gà bắt đầu đổi màu, tím tái, bị thâm.
Tụ huyết trùng là căn bệnh do vi khuẩn trong máu gây nên. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông hoặc mùa thu, khi tiết trời lạnh có không khí ẩm ướt. Tất cả giống gà đều có nguy cơ mắc bệnh và kể cả những con trưởng thành, sức đề kháng cao. Vì thế bạn không nên chủ quan mà phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe gà.
Có những biện pháp phòng ngừa và điều trị nào không?
Nếu đã xác định được gà bị thâm mào là bệnh gì, bạn chỉ cần căn cứ vào đây và thực hiện các giải pháp điều trị. Dưới đây là một số hướng dẫn chữa bệnh hữu ích do chuyên gia chia sẻ.
Trị cúm gia cầm
Khi gà mắc bệnh này, bạn chỉ có thể tiêu hủy toàn bộ bằng cách thiêu rụi. Vì nếu không làm vậy, bệnh sẽ càng lây lan nhanh và gây nguy hại cho con người. Tuyệt đối cấm giết mổ, điều trị gà đã mắc bệnh. Vì đây là chủng virus có độc lực rất cao.
Tuy không thể điều trị được bệnh, nhưng bạn có thể phòng ngừa cho gà bằng những cách sau đây:
- Vệ sinh chuồng trại và các vật dụng chăn nuôi thường xuyên.
- Không nuôi gà chọi chung với các giống gà hoặc gia cầm khác.
- Nếu có bệnh dịch trong bầy cần phải báo cáo ngay cho địa phương để tiêu hủy.
- Có thể tiêm một số loại vacxin bảo hộ cho gà như: vacxin vô hoạt động chủng, vacxin vô hoạt động tái hợp, vacxin vô hoạt động dị chủng.
Chữa bệnh đầu đen
Bạn có thể dùng các loại thuốc: metronidazol; ipronidazole;… Cho gà chọi uống thuốc trong 3 đến 5 ngày để thuyên giảm bệnh lý. Bạn nên nghiền nhỏ thuốc và trộn vào thức ăn để cơ thể gà hấp thu dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng chú ý bổ sung nước uống thường xuyên cho gà.
Cách phòng bệnh đầu đen khá đơn giản. Bạn cần giữ nơi nuôi gà sạch sẽ, thông thoáng và sát trùng theo định kỳ. Không nuôi nhiều lứa gà chung với nhau mà cần tách riêng chúng. Tuyệt đối kiểm soát thức ăn của gà để tránh dung nạp những loại vi khuẩn không tốt vào cơ thể.
Điều trị bệnh tụ huyết trùng
Đối với căn bệnh này, bạn có thể sử dụng các cách sau để điều trị cho gà:
- Dùng thuốc kanamycin với liều 30-40mg, tiêm 3 ngày liên tục.
- Dùng thuốc hamicdifarte liều 1g/1kg thức ăn và liên tục trong 3 đến 4 ngày.
- Dùng thuốc genta-costrim liều 1g/1kg thức ăn hoặc 1g/1l nước uống. Thời gian 3-4 ngày.
Về phương thức phòng bệnh có những cách sau:
- Chăm lo chuồng trại sạch sẽ.
- Tiêm vacxin cho gà
- Không cho gà ăn thức ăn nhiễm khuẩn, ôi thiu.
- Khi thấy gà có dấu hiệu của bệnh cần quan tâm, thăm khám và có cách điều trị kịp thời.
- Cho gà rèn luyện bằng cách thả đi bộ.
- Kiểm tra cân nặng, chiều cao, màu sắc lông, màu sắc của mồng định kỳ.
- Tuyệt đối không nuôi ghép gà với các nhóm gia cầm khác; hoặc nuôi gà khác lứa.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn không nên lơ là mà hãy quan sát và chăm sóc chúng đúng cách. Có thế những chiến kê của bạn mới khỏe mạnh và chiến thắng trong các trận chiến.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết gà bị thâm mào là bệnh gì. Nhìn chung đây là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau. Nếu bạn không có kiến thức về gia cầm thì chắc chắn sẽ khó điều trị được tình trạng này ở gà. Vậy nên hãy theo dõi và đọc thêm nhiều bài viết khác để có thêm thông tin nhé!