Nguyên nhân gà bị bệnh đầu đen và cách chữa bệnh

gà bị bệnh đầu đen

Những ngày gần đây chúng tôi được anh em hỏi rất nhiều về vấn đề gà bị bệnh đầu đen có nguy hiểm không? Trong quá trình chăm sóc, nhiều chiến kê có biểu hiện lạ như: gà đột nhiên sốt cao, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, mào thâm tím, da đầu thâm quầng… Bài viết này SVW388 sẽ giải đáp cụ thể cho bạn nguyên nhân và hướng chữa trị cho gà cưng.

Nguyên nhân gà bị bệnh đầu đen  

Bệnh đầu đen hay còn gọi là bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà , đây là một loại bệnh ruột thừa do thể đơn bào tên khoa học Histomonas Meleagridis ký sinh ở dạ dày, gan và thuột thừa gây ra.

Nguyên nhân gà bị bệnh đầu đen là ký sinh trùng Histomonas Meleagridis
Nguyên nhân gà bị bệnh đầu đen là ký sinh trùng Histomonas Meleagridis

Ký sinh trùng Histomonas có 4 dạng lây nhiễm: dạng xâm nhiễm ở ruột thừa có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở vùng ruột gà bị tổn thương, Dạng dính với nhau tạo ra các thể lưới và hợp bào quanh vùng gan. Dạng hình thoi trong lòng ruột thừa và manh tràng.

Khi gà bị bệnh đầu đen sẽ có các các kén ký sinh trùng trong ruột thừa nên người dân còn gọi là bệnh kén ruột.

Phương thức lây nhiễm

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường miệng, gà ăn phải thức ăn có trứng giun kim Heterakis Gallinae có ký sinh trùng Histomonas.

Các loại thức ăn, nước uống, đồ ăn độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae đã chứa mầm bệnh, sau khi ăn vào gà bị nhiễm bệnh, và trong quá trình nuôi nấng gà thải mầm bệnh theo đường phân ra môi trường bên ngoài.

Sau khi thải phân ra môi trường, trứng giun kim bị giun đất hấp thụ và được bảo tồn trong giun đất thời gian rất lâu, gà khác trong đàn lại ăn trúng giun đất chứa ký sinh trùng dẫn đến tái nhiễm. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến bệnh đầu đen lưu trữ trong thời gian rất dài tại nơi chăn nuôi, bệnh cứ lặp đi lặp lại sau khi đã điều trị dứt điểm, còn có khả năng lây lan khiến toàn bộ đàn gà bị bệnh đầu đen.

Vòng tuần hoàn khiến gà bị bệnh đầu đen
Vòng tuần hoàn khiến gà bị bệnh đầu đen

Đặc điểm dịch tễ

Độ tuổi từ 1 – 4 tháng dễ mắc bệnh nhất, tuy nhiên gà lớn hơn vẫn có khả năng nhiễm.

Bệnh thường nổ ra thời điểm nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, những cá thể gà yếu có thể phát bệnh cả trong mùa lạnh.  

Tất cả các giống gà đều có thể nhiễm bệnh, gà nhà và gà tây mẫn cảm nhất, gà chọi có sức đề kháng cao hơn.

Triệu chứng gà bị bệnh đầu đen

Đột nhiên gà bị sốt cao trên 42 độ C, nhưng lại cảm thấy lạnh nên gà đứng im, dang rộng chân, mắt nhắm nghiền, rụt cổ và xù lông với run rẩy. Gà rúc đầu vào nách, kiếm chỗ đứng có ánh mặt trời hoặc bóng đèn để sưởi ấm.

Gà bỏ ăn, uống nhiều nước, phân loãng có màu vàng trắng pha với xanh rêu. Thời điểm gần chết thì mào và da đầu có màu thâm tím.

Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà sụt cân trầm trọng, trước khi chết thân nhiệt gà hạ xuống tầm 38 – 39 độ C.

Gà bệnh chết rải rác và hay chết vào buổi tối, đàn gà nhiễm bệnh chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, người nào chủ quản nghĩ bệnh không nguy hiểm nhưng thực tế mức tỷ lệ chết lên đến 95-95% số lượng gà.

Cách điều trị hiệu quả 

Nghe rất nguy hiểm nhưng các sư kê hãy an tâm, gà bị bệnh đầu đen hoàn toàn có thể trị khỏi rất dễ dàng, sau đây là các phác đồ điều trị tại nhà

Phác đồ 1

Để điều trị dứt điểm, cần tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng lúc:

  • Sử dụng thuốc Avibrasin tiêm vào bắp chân và nách cánh, liều lượng 1 ml/5 kg gà /lần /ngày, tiêm đều đặn trong 3 ngày.
  • Cho uống thuốc cúm gia súc 20gr Hepaton hoặc thuốc FloxC 20gr, thuốc bổ gan TA Sorbitol và B12 liều 40gr, Gluco.K.C.B2 liều 100gr. Các loại thuốc này pha vào 1 – 2 lít nước cho 10kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là hết bệnh.
  • Sau đó cho uống thuốc cúm gia súc Coryzin 1,5 – 2 gr, bổ sung Super Vitamin 2g. Pha các loại trên vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 – 4 ngày đêm.

Phác đồ 2

Sử dụng thuốc Macavet hoặc Flodovet 1 ml/7 kg/ lần/ ngày tiêm vào bắp đùi gà trong 3 ngày.

Đồng thời cho uống thuốc cúm gia súc 20gr Hepaton hoặc Anti-protozon hoặc Anti-CRDLA 20 gr, thuốc bổ gan thận TA 40gr, bổ sung GlucoC 100gr.

4 loại thuốc này pha chung vào 1,5 – 2 lít nước cho 10kg gà uống trong 1 ngày, uống liên tục 4 ngày là hết bệnh.

Phác đồ 3 dành cho cá thể gà bị bệnh đầu đen số lượng ít

Mua thuốc Flox C 15gr, thuốc cúm gia súc hoặc Anti-Gum 20gr, thuốc bổ gan lá lách thận TA 40gr. Tất cả thuốc trên pha với 1,5 – 2 lít nước cho 10kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi. 

Các giải pháp phòng bệnh gà đầu đen.

Bổ sung dinh dưỡng định kỳ

Từ 20 ngày tuổi trở lên, bổ sung thêm sulfat đồng hoặc thuốc tím vào lượng nước của gà uống, cách uống là cứ 7 – 10 ngày thì pha cho gà uống 1 ngày, liệu lượng là 10 lít nước thì pha với 1gr thuốc tím hoặc 2gr sulfat đồng, uống trong 1 tiếng, nếu còn dư thì đổ đi.

Cải thiện môi trường sống

Trong quá trình nuôi gà đá, bạn không nên thả nhiều giống chung lại với nhau, đặc biệt là gà nhà với gà tây. Không nuôi nhiều lứa cùng lúc, không thả gà ra vườn lúc trời mưa to, gió to vì lúc này trúng giun kim trong đất bắt đầu trồi lên gà sẽ ăn phải.

Đối với những chuồng nuôi hay bãi chăn gà đã có gà bị bệnh đầu đen, cần để trống chuồng nuôi ít nhất 30 ngày, vệ sinh chuồng và bãi chăn sạch sẽ, thu gom và đốt hết rác thải.

Hàng tuần phun thuốc khử trùng chuồng trại, cuốc xới sân vườn và rắc vôi bột để giết ấu trùng giun kim.

Rắc vôi bột giết giun kim trong đất khi trong đàn có gà bị bệnh đầu đen
Rắc vôi bột giết giun kim trong đất khi trong đàn có gà bị bệnh đầu đen

Tổng kết 

Chúng tôi đã hướng dẫn mọi người cách điều trị gà bị bệnh đầu đen, nếu trong quá trình áp dụng có bất cứ thắc mắc có thể để lại câu hỏi, SVW388 sẽ giải đáp thắc mắc ngay lập tức. Chúc anh em sư kê chăm sóc tốt và nuôi nấng được những cự kê mạnh mẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *